Marketing giúp khách hàng biết đến sản phẩm và tăng doanh số bán hàng cho doanh nghiệp. Trong khi thương hiệu là kết quả của các chiến lược marketing và quyết định khách hàng có tiếp tục sử dụng sản phẩm hay không. Vì vậy, Brand Manager và Marketing Manager là hai vị trí có vai trò khác nhau nhưng lại liên quan đến nhau trong việc phát triển thương hiệu của doanh nghiệp.
Để hiểu rõ hơn, bài viết sau đây của Navigos Search sẽ giải thích sự khác biệt giữa Brand Manager và Marketing Manager.
1. Brand Manager là gì?
Brand Manager (giám đốc thương hiệu), nhiệm vụ của vị trí này sẽ bao gồm xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu, lập kế hoạch và thực hiện các hoạt động phát triển thương hiệu theo đúng mục tiêu và định hướng xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp.
Brand Manager là gì?
Ngoài ra, Brand Manager còn có trách nhiệm tìm hiểu và nghiên cứu thị trường, thu thập thông tin về sản phẩm và đưa ra các mục tiêu cụ thể để tăng giá trị thương hiệu. Họ cũng phải theo dõi và báo cáo xuyên suốt vòng đời của thương hiệu để hiểu cách thương hiệu tiếp cận được với người tiêu dùng.
Bên cạnh đó, Assistant Brand Manager còn nghiên cứu các thương hiệu cạnh tranh, xác định hướng quảng bá và tìm kiếm giải pháp để phát triển thương hiệu ổn định. Giúp thương hiệu vượt qua các đối thủ cạnh tranh cũng là trách nhiệm của Brand Manager.
2. Marketing Manager là gì?
Marketing Manager là vị trí quản lý hoạt động marketing của doanh nghiệp. Và là người đứng đầu bộ phận marketing và chịu trách nhiệm điều hành. Nhiệm vụ quan trọng nhất của Marketing Manager là lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các chiến lược marketing để quảng bá sản phẩm và hình ảnh thương hiệu đến khách hàng. Từ đó thúc đẩy sự phát triển kinh doanh cũng như tăng doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Marketing Manager là gì?
Người ngồi ở vị trí này còn có trách nhiệm thiết lập ngân sách cho hoạt động marketing, đồng thời quản lý việc sử dụng ngân sách sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Họ còn phân công công việc cho nhân viên trong bộ phận, giám sát tiến độ thực hiện công việc và đánh giá kết quả làm việc của từng nhân viên trong phạm vi quyền hạn được giao.
Hầu như Marketing Manager thường làm việc tại văn phòng, nhưng cũng có thể ra ngoài để gặp gỡ đối tác như đơn vị in ấn, đơn vị tổ chức sự kiện, studio,… để chuẩn bị cho các chiến lược marketing hoặc để tìm hiểu nhu cầu của khách hàng. Việc này giúp họ có cái nhìn tổng thể và thực tế tốt nhất để đưa ra những quyết định đúng đắn cho hoạt động marketing của doanh nghiệp.
3. Sự khác nhau giữa Brand Manager và Marketing Manager
Mặc dù Brand Manager và Marketing Manager đều liên quan đến việc phát triển thương hiệu, nhưng hai vị trí này khác nhau hoàn toàn về cách thực hiện và kết quả đạt được.
Điều đầu tiên khác biệt giữa hai vị trí này là Marketing Manager thực hiện các chiến lược marketing để quảng bá thương hiệu và tiếp cận với đối tượng khách hàng. Trong khi đó Brand Manager tạo dựng mối quan hệ bền vững giữa thương hiệu và khách hàng, từ đó giúp khách hàng trung thành và tiếp tục sử dụng sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu.
Sự khác nhau giữa Brand Manager và Marketing Manager
Thứ hai, Marketing Manager và Brand Manager có mục tiêu khác nhau trong công việc của họ. Marketing Manager tập trung vào thúc đẩy doanh số và doanh thu trong ngắn hạn, trong khi Brand Manager tập trung vào tăng độ nhận diện thương hiệu và lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu trong dài hạn. Các chiến lược marketing thường có điểm khởi đầu và kết thúc rõ ràng, trong khi branding là quá trình liên tục và không có điểm kết thúc. Tuy nhiên, cả hai vị trí đều có vai trò quan trọng trong phát triển thương hiệu, vì nhận thức về thương hiệu và mối quan hệ giữa thương hiệu với khách hàng sẽ phát triển song song với sự phát triển của doanh nghiệp.
Thứ ba, Brand Manager định hình thương hiệu một cách cụ thể và rõ ràng nhất, sau đó Marketing Manager sẽ sử dụng các giá trị thương hiệu đã được xác lập để xây dựng và thực hiện các chiến lược marketing. Có thể hiểu đơn giản rằng thương hiệu được xây dựng trước, sau đó mới đến marketing.
Cuối cùng, tuy Marketing Manager chịu trách nhiệm xây dựng và thực hiện các chiến lược marketing, nhưng họ không ảnh hưởng sâu sắc đến công việc của Brand Manager. Trong khi đó, các chiến lược xây dựng thương hiệu có ảnh hưởng sâu sắc đến công việc của Brand Manager. Điều này đặc biệt quan trọng vì Brand Manager chỉ có thể thành công trong việc xây dựng thương hiệu khi họ có lòng tin vào thương hiệu và sự đồng thuận của các bên liên quan.
4. Nhu cầu tuyển dụng hiện nay của Brand Manager và Marketing Manager
Hiện nay, hai vị trí này rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đây chính là quá trình tạo dựng ra sự nhận thức của khách hàng tiềm năng về thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, tổ chức
Trước đây, hoạt động Branding và Marketing không được quan tâm quá nhiều bởi doanh nghiệp ít nhìn nhận được yếu tố phát triển lâu dài, bền vững của hai vị trí này. Tuy nhiên, khi thời đại số phát triển, 2 yếu tố này lại đóng vai trò quan trọng hơn khi các hoạt động quảng cáo đang dần bị bão hòa và tạo sự khó chịu cho khán giả.
Chính vì vậy, vị trí Brand Manager và Marketing Manager được nhận định là một xu hướng việc làm sẽ cần nhiều nguồn nhân lực trong tương lai. Họ đóng vai trò quan trọng để thúc đẩy doanh thu cho doanh nghiệp cũng như sự nhận diện thương hiệu đến gần với khách hàng hơn. Nhận thức được tầm quan trọng của 2 vị trí này, nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp hiện nay đang là cơ hội lớn cho những ứng viên đang theo đuổi lĩnh vực này.
Nếu bạn đang tìm kiếm cho mình một trong hai vị trí này thì hãy nhanh chóng truy cập Navigos Search – đơn vị cung cấp dịch vụ headhunter hàng đầu Việt Nam, và nộp CV ứng tuyển ngay. Dựa trên quy trình làm việc bài bản và từ những yêu cầu của nhà tuyển dụng, các chuyên viên tuyển dụng của Navigos Search sẽ chủ động liên hệ và tư vấn công việc phù hợp với bạn.
Hy vọng rằng với bài viết trên đây đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về vai trò và sự khác biệt giữa Brand Manager và Marketing Manager. Cả hai vị trí đều rất quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Hai vị trí này cần phải hợp tác chặt chẽ với nhau mới tạo nên sự khác biệt và thành công cho thương hiệu.
Công Ty Cổ Phần Navigos Group Việt Nam
GPKD: 0304836029 do sở KH & ĐT TP.HCM
Trụ sở: Tầng 20, tòa nhà e.town Central, 11 Đoàn Văn Bơ, phường 13, Quận 4, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (84 28) 5404 1373
Email: Jobsupport@vietnamworks.com
Website: https://www.vietnamworks.com/
Facebook: https://www.facebook.com/VietnamWorksFanpage
Twitter: https://twitter.com/VietnamWorksVN
Youtube: https://www.youtube.com/user/VietnamWorks2002
SlideShare: https://www.slideshare.net/VietnamWorksPage/
Linkedin: https://www.linkedin.com/in/vietnamworks