Smart Contract hay hợp đồng thông minh là một trong những khái niệm thường gặp nếu bạn đang tham gia vào thị trường tiền điện tử. Hợp đồng thông minh có vai trò rất quan trọng, mở ra một cách thức tiếp cận mới vào thế giới công nghệ. Bài viết sau sẽ giải thích rõ hợp đồng thông minh (Smart Contract) là gì? Cách thức Smart Contract hoạt động, vai trò của nó và top những coin Smart Contract lớn nhất hiện nay.
Hợp đồng thông minh – Smart Contract là gì?
Hợp đồng thông minh (Smart Contract) được biết đến là một bộ giao thức có cơ chế hoạt động đặc biệt, có khả năng thực thi các điều khoản và thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng một cách tự động hoá dựa trên công nghệ chuỗi khối.
Hợp đồng thông minh vận hành trên các nền tảng chuỗi khối, nó cho phép phát triển các giao thức phi tập trung và chống kiểm duyệt. So với hợp đồng truyền thống, điều này giúp hợp đồng thông minh mang lại sự minh bạch cao hơn vì không có sự tham gia của bên trung gian.
4 thành phần chính của hợp đồng thông minh
Hợp đồng thông minh thể hiện những điều khoản và thỏa thuận giữa hai bên. Nhưng khác với hợp đồng truyền thống ở chỗ toàn bộ điều khoản trên hợp đồng thông minh được mã hoá bằng ngôn ngữ lập trình sử dụng công nghệ blockchain.
Một hợp đồng thông minh được cấu thành bởi 4 thành phần chính bao gồm:
- Chủ thể Smart Contract: Chủ thể là những bên tham gia vào hợp đồng thông minh. Một số bên được phép truy cập và kiểm soát diễn biến hợp đồng thực thi ra sao.
- Điều khoản Smart Contract: Là toàn bộ nội dung do các bên tham gia thiết lập và thỏa thuận thành công. Điều khoản được mã hoá dưới dạng chuỗi và được viết bằng ngôn ngữ lập trình.
- Chữ ký số: Là thành phần rất quan trọng trong hợp đồng thông minh vì tất cả các thao tác diễn ra trong hợp đồng đều cần thông qua chữ ký số.
- Blockchain: Hợp đồng thỏa thuận thành công sẽ được tải lên một nền tảng chuỗi khối nhằm tiếp tục lưu trữ và phân phối dữ liệu.
Cách thức hoạt động của hợp đồng thông minh
Khi tất cả những điều khoản trong Smart Contract được thiết lập sẵn thì hợp đồng sẽ tự động thực thi. Những điều khoản này được viết bằng ngôn ngữ lập trình, tiếp đó được mã hoá bằng nền tảng blockchain và được phân phối cũng như copy lại bởi các trình xác thực đang hoạt động trên blockchain đó.
Ưu và nhược điểm của Smart Contract
Ưu điểm
- Tính ứng dụng cao: Smart Contract được ứng dụng ở đa dạng các lĩnh vực và ngành nghề. Phổ biến nhất là crypto, bất động sản, chuỗi cung ứng, ngân hàng…
- Tính minh bạch: Smart Contract cho phép truy xuất giao dịch, nhưng không có khả năng đảo nghịch giao dịch.
- Phi tập trung: Smart Contract hoạt động trên blockchain – một nền tảng có tính phân quyền cao, chống kiểm duyệt và từ chối mọi sự can thiệp của bên thứ ba.
- Nhanh chóng và tiết kiệm: Smart Contract được tạo và thực thi trong vài giây với mức chi phí cực thấp.
Nhược điểm
- Tấn công mạng: Smart Contract có thể bị khai thác và tấn công dữ liệu từ các hacker nếu bị rò rỉ những dữ liệu quan trọng.
- Không được pháp lý bảo vệ: Pháp luật chưa có chính sách bảo vệ các bên tham gia hợp đồng thông minh.
- Yêu cầu kỹ thuật cao: Smart Contract được viết và thực thi dựa trên công nghệ, yêu cầu mức chi phí và yêu cầu về mức độ am hiểu cao hơn.
Ứng dụng của hợp đồng thông minh
Giao dịch crypto
Hợp đồng thông minh tối ưu quá trình giao dịch tiền điện tử, giúp nó diễn ra minh bạch và không cần bên thứ ba can thiệp. Vì vậy, giao dịch tiền điện tử có thể nâng cao cấp độ bảo mật và chống lại những hành vi gian lận. Hợp đồng thông minh đã góp phần giúp giao dịch mua bán tiền điện tử trở nên nhanh chóng và tiết kiệm hơn.
Các cuộc bầu cử
Thao túng kết quả là một trong những vấn đề đáng lo ngại trong các cuộc bầu cử. Tuy nhiên, nếu có sự tham gia của hợp đồng thông minh thì điều này không thể xảy ra. Vì những phiếu bầu cử được bảo vệ bởi công nghệ phân tán blockchain, cần quyền truy cập mạnh mẽ mới có thể tiếp cận và giải mã chúng.
Chuỗi cung ứng Logistic
Chuỗi cung ứng hội tụ rất nhiều bộ phận đa dạng trong một doanh nghiệp. Mỗi mắt xích trong chuỗi cung ứng có nhiệm vụ khác nhau và đều rất quan trọng. Các hành động cần được ghi chép lại để truy xuất mỗi khi cần. Nhưng để làm được điều này cần tiêu tốn nhiều nhân lực và thời gian. Tuy nhiên, nếu có sự hỗ trợ của hợp đồng thông minh, mỗi mắt xích trong chuỗi cung ứng đều có thể giám sát diễn biến công việc để đạt mục tiêu đúng hạn.
Ngoài những ứng dụng trên, hợp đồng thông minh còn được ứng dụng ở rất nhiều lĩnh vực khác như bảo hiểm, ngân hàng, bất động sản…
TOP tiền điện tử Smart Contract lớn nhất hiện nay
Thị trường tiền điện tử hôm nay đã chứng kiến hàng loạt coin smart contract mới ra đời. Nhưng khi nhắc đến khái niệm này, giới đầu tư liền nghĩ đến ngay một số coin Smart Contract hàng đầu, đó là những coin sau:
Ethereum (ETH)
ETH là đồng coin đầu tiên hỗ trợ Smart Contract, và Ethereum cũng chính là nền tảng lớn nhất trong mảng này. Hầu hết các ứng dụng phi tập trung hiện nay đều được tạo ra trên mạng Ethereum. Bản nâng cấp Ethereum đã ra mắt thành công, khi vấn đề tắc nghẽn mạng cũng như phí gas cao được giải quyết, giờ đây Ethereum đã không còn e ngại trước những đối thủ khác.
Solana (SOL)
SOL là tiền điện tử có tốc độ xử lý giao dịch nhanh hàng đầu hiện nay với thông lượng 50.000 TPS, đi kèm với đó là mức phí cực rẻ. Mạng Solana sử dụng thuật toán PoH, giúp nó trở thành một không gian lý tưởng cho dApps, DeFi và nhiều mảng HOT khác.
Polkadot (DOT)
Polkadot là mạng chuỗi khối sử dụng công nghệ parachains, vận hành đồng thời với chuỗi khối chính và cho phép chúng xử lý các giao dịch với tốc độ vượt trội. Đặc biệt hơn, các hợp đồng thông minh không chạy trên chuỗi chính mà chạy trên parachains của nó.
Cardano (ADA)
Cardano được xem là đối thủ đáng gờm của Ethereum trước thời điểm ETH2 chưa ra mắt. Nó cũng là đồng coin top 5 tính theo tổng giá trị vốn hoá thị trường.
Alogorand (ALGO)
Ưu điểm của blockchain Alogorand là tốc độ cao, khả năng mở rộng tốt và phí gas rẻ. Alogorand có ngôn ngữ lập trình dễ sử dụng và dễ hiểu cho cả những nhà phát triển ít chuyên môn nhất.
Nếu muốn đầu tư vào những đồng coin Smart Contract, bạn có thể tham khảo TOP 5 coin được gợi ý ở trên. Nhưng lưu ý, tất cả những đồng coin này đều ảnh hưởng bởi giá BTC và xu hướng chung của thị trường.
Hi vọng chia sẻ trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về hợp đồng thông minh (Smart Contract) là gì, cách thức hoạt động và ứng dụng của nó.